[TIN MỞ PHIÊN] TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN MỸ NGÀY 16 THÁNG 10: NHIỀU TIN TỨC BẤT LỢI ẢNH HƯỞNG ĐẾN CỔ PHIẾU BÁN DẪN

Thị trường chứng khoán Mỹ

Thị trường chứng khoán Mỹ cổ phiếu ngành bán dẫn và năng lượng yếu kém khiến cả ba chỉ số chính trên sàn chứng khoán Mỹ đều giảm. Dù các cổ phiếu vốn hoá lớn suy yếu, nhưng chỉ số Russell 2000 vẫn kết thúc phiên với mức tăng nhẹ.

Bắt đầu mở phiên, chỉ số có sự tăng trưởng nhờ kết quả kinh doanh của các công ty vượt mức kỳ vọng.

Trong đó, kết quả kinh doanh của những công ty như Citibank, BoA, Goldman Sachs, Charles Schwab, cùng với Johnson & Johnson và UnitedHealth đều vượt qua dự báo. Đa số các cổ phiếu đều tăng giá sau khi công bố kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, mối lo ngại về rủi ro địa chính trị ở Trung Đông đã được xoa dịu, cũng phần nào tác động đến thị trường chứng khoán Mỹ. Có thông tin cho rằng Thủ tướng Israel, ông Benjamin Netanyahu có khả năng sẽ tấn công vào các cơ sở quân sự của Iran thay vì các cơ sở dầu mỏ.

Các tin tức này đưa ra đã khiến giá dầu giảm mạnh và giá các cổ phiếu liên quan như Devon Energy và Chevron suy yếu.

Không chỉ vậy, một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số chung còn có sự tác động của cổ phiếu NVIDIA và ASML. Cổ phiếu NVIDIA đã phải đối mặt với áp lực bán ra do khả năng xuất khẩu chip AI bị hạn chế ở một số quốc gia.

Chính phủ Mỹ hiện cũng đang xem xét việc giới hạn số lượng xuất khẩu chip này đến một số quốc gia cụ thể. Tin tức này đã khiến giá cổ phiếu NVIDIA sụt giảm ngày từ đầu phiên giao dịch.

Trong khi đó, ASML ghi nhận đơn đặt hàng quý 3 chỉ đạt 2,6 tỷ euro, thấp hơn nhiều so với mức dự báo là 5,6 tỷ euro. CEO của ASML cho rằng ngoài lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), lượng đơn đặt hàng của các lĩnh vực khác sẽ mất một thời gian để phục hồi trở lại.

BCA Research nhận định rằng sự lo ngại về nhu cầu bán dẫn là dấu hiệu cho thấy sự suy giảm tăng trưởng trên toàn cầu và điều này có khả năng liên quan đến các quy định xuất khẩu từ Trung Quốc.

Trong phiên giao dịch cùng ngày, cổ phiếu ASML đã giảm mạnh đến 16%, kéo theo sự yếu kém của các cổ phiếu bán dẫn khác.

Dẫu vậy, các đánh giá của các công ty chứng khoán đối với NVIDIA vẫn khá tích cực. Cụ thể, TD Cowen nhận định rằng việc chậm trễ của chip Blackwell có thể sẽ tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của NVIDIA. Melius Research cũng cho rằng sự xuất hiện thường xuyên của CEO Jensen Huang thể hiện sự tự tin từ phía lãnh đạo của doanh nghiệp.

Citibank dự báo thị trường Mỹ hiện đang được định giá cao, nhưng nếu các tin tức tích cực luôn hiện hữu, thị trường có thể sẽ tăng trưởng hơn trong tương lai. Ngân hàng Thuỵ Sĩ (UBS) dự đoán chỉ số S&P 500 năm nay sẽ tăng từ 5.600 lên 5.850 điểm và tăng từ 6.000 lên 6.400 điểm vào năm sau.

Ngoài ra, việc giảm lãi suất cũng có thể tác động tích cực đến kết quả kinh doanh cũng như giá trị cổ phiếu của các doanh nghiệp. Manulife nhận định rằng các mức dự báo doanh thu của nhiều chuyên gia đưa ra đang ở mức thấp, nên mùa báo cáo tài chính sắp tới có khả năng sẽ mang lại nhiều tín hiệu tích cực.

Cùng với đó, Goldman Sachs dự báo dòng vốn giao dịch liên tục đổ vào sẽ đưa chỉ số S&P 500 sớm vượt mốc 6.000 điểm vào cuối năm nay.

Ngoài ra, Guggenheim đánh giá rằng công nghệ AI hỗ trợ cho robotaxi của Tesla là chưa đủ rõ ràng để tạo ra biến động lớn. Do đó,

Guggenheim giữ quan điểm khuyến nghị BÁN đối với cổ phiếu Tesla, duy trì mục tiêu giá với mức 153 USD. Cổ phiếu Apple cũng tăng nhờ báo cáo về nhu cầu iPhone đang tăng cao.

Các cổ phiếu liên quan đến khu nghỉ dưỡng resort cũng tăng mạnh do kỳ vọng vào kết quả kinh doanh. Ngoài ra, một số cổ phiếu tài chính như Charles Schwab cũng cho thấy xu hướng tăng giá.

 

Các chỉ số chính 

Chỉ số KOSPI đóng cửa ở mức tăng 0.39% và chỉ số KOSDAQ đóng cửa ở mức tăng 0,46%.

Chỉ số đô la Mỹ: 103,25 (-0,05%)

Giá dầu quốc tế: 70,91 USD (-3,96%)

Chỉ số biến động (VIX): 20,64 (+4,77%)

Lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm: 4,034%

Chỉ số MSCI Hàn Quốc: -2,31%

Hợp đồng tương lai (giao dịch ban đêm): -1,39%

 

Triển vọng và chiến lược đầu tư 

Trong phiên giao dịch trước đó, thị trường chứng khoán Hàn Quốc ghi nhận sự mua ròng mạnh mẽ từ các nhà đầu tư nước ngoài, dẫn đến sự tăng điểm tích cực.

Từ đầu tháng 10 đến nay, khối ngoại đã mua ròng với quy mô lớn nhất, đẩy chỉ số tăng trưởng bền vững. Trong tháng này, khối ngoại đã mua ròng trong 5 phiên giao dịch và bán ròng trong 3 phiên giao dịch.

Đặc biệt, cổ phiếu có biểu hiện yếu kém trước đó như Samsung Electronics đã ghi nhận tăng trưởng trong suốt 3 ngày giao dịch liên tiếp.

 

Tuy nhiên, thị trường vẫn đang phải đối mặt với một số yếu tố kìm hãm sự phát triển. Chẳng hạn như đà tăng của một số cổ phiếu lớn như cổ phiếu ngành pin thứ cấp vẫn còn khá hạn chế.

Nguyên nhân của sự suy giảm có thể là do lượng bán ra đã giảm bớt, nhưng lượng mua của khối ngoại tràn vào chưa đủ mạnh mẽ để vực dậy thị trường.

Bên cạnh đó, ngành dược phẩm đang ghi nhận mức tăng trưởng mạnh hơn so với các cổ phiếu xuất khẩu. Tuy nhiên, sự tăng điểm này không hoàn toàn là do kỳ vọng vào sự phục hồi kinh tế.

Vì vậy, việc thị trường phản ánh những vấn đề này sẽ là yếu tố then chốt quyết định xu hướng sắp tới.

Đặc biệt, những phản ứng của nhà đầu tư nước ngoài đối với sự yếu kém của cổ phiếu bán dẫn tại thị trường Mỹ hôm nay là điểm rất đáng chú ý.

Do đó, các nhà đầu tư cần theo dõi sát sao để xác định liệu đà bán ra của cổ phiếu Samsung Electronics có lan rộng trở lại hoặc giảm bớt hay không.

Ngoài ra, các cổ phiếu trên sàn KOSDAQ cũng đang thu hút sự chú ý khi các cổ phiếu ngành dược phẩm, bán dẫn và giải trí tiếp tục được các tổ chức mua vào tích luỹ.

Vì thế, việc theo dõi các cổ phiếu có dòng tiền tràn vào mạnh mẽ trong tháng 10 là yếu tố cần thiết để đánh giá chính xác xu hướng đầu tư.

 

>>> Tham gia đầu tư chứng khoán Hàn Quốc ngay hôm nay, tiếp cận thị trường mới tìm kiếm cơ hội đạt lợi nhuận lớn cùng chuyên gia Bucket-VN :