Chỉ số KOSPI
Chỉ số KOSPI đóng cửa ở mức 2.654,58, tăng 0,02%.
Vào ngày hôm nay, chỉ số KOSPI bắt đầu phiên giao dịch với mức giảm nhẹ so với ngày hôm trước tại mốc 2653,76. Chỉ số đã mở rộng đà giảm ngay từ đầu phiên, rồi nhanh chóng chạm đáy thấp nhất trong ngày ở mức 2638,44, sau đó chỉ số cho thấy nỗ lực phục hồi đà giảm.
Vào buổi chiều, chỉ số chuyển sang xu hướng tăng nhẹ và rung lắc quanh mốc 2655. Nhưng sau đó, chỉ số lại quay đầu giảm xuống và bị đẩy xuống dưới ngưỡng 2645. Khi gần kết thúc phiên giao dịch, chỉ số đã thu hẹp đà giảm và phục hồi thành công, bứt phá lên mức cao nhất trong ngày tại mốc 2656,04. Cuối cùng, phiên giao dịch hôm nay đóng cửa ở mức 2654,58.
Chỉ số KOSPI phục hồi trở lại chỉ sau một ngày nhờ hoạt động mua ròng của các tổ chức và cá nhân. Trong đó, các nhà đầu tư cá nhân đã trở thành người mua ròng trong hai ngày giao dịch liên tiếp, còn các tổ chức cũng chuyển sang mua ròng sau trong một ngày.
Các quỹ hưu trí tiếp tục mua ròng trong suốt 35 ngày giao dịch liên tiếp, phá vỡ kỷ lục về chuỗi mua ròng dài nhất trong lịch sử. Mặt khác, đà tăng của chỉ số KOSPI bị hạn chế do khối ngoại bán ròng trong suốt 2 ngày giao dịch liên tiếp trước hoạt động bán ra ồ ạt do đợt tăng giá gần đây. Trên thị trường tương lai, nhà đầu tư người nước ngoài cũng bán ròng hơn 3.500 hợp đồng.
Đặc biệt, trước thông tin Ủy ban Thương mại và Bộ Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc đã quyết định thông qua đề xuất áp thuế chống bán phá giá sơ bộ lên tới 38% đối với thép tấm gân dày của Trung Quốc, cổ phiếu thép như POSCO Steeleon (+21,41%), Dongkuk Steel Mill (+12,22%), Moonbae Steel (+8,22%), POSCO Holdings (+5,03%),v.v… ghi nhận mức tăng mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, các cổ phiếu ô tô hàng đầu như Hyundai Motor (+1,48%), Kia (+0,11%),v.v… cũng tích cực tăng lên sau thông tin Hyundai Motor Group và GM sẽ công bố kế hoạch hợp tác toàn diện đầu tiên về chia sẻ cơ sở sản xuất và chuỗi cung ứng toàn cầu vào đầu tháng tới.
Ngoài ra, các cổ phiếu pin thứ cấp như LG Energy Solution (+0,53%), Samsung SDI (+1,98%),v.v…; và các cổ phiếu đại diện cho Internet như NAVER (+2,26%), Kakao (+0,38%),v.v… cũng khởi sắc trong phiên giao dịch này.
Mặt khác, các cổ phiếu chủ đề về bán dẫn như Samsung Electronics (-0,34%), SK Hynix (-1,18%), Hanmi Semiconductor (-1,85%),v.v… lại có xu hướng ảm đạm.
Bên cạnh đó, trước những tranh cãi xoay quanh việc cổ phiếu ngành đóng tàu bị định giá quá cao, các cổ phiếu đóng tàu như Samsung Heavy Industries (-1,62%), HD Korea Shipbuilding & Offshore Engineering (-1,61%), HD Hyundai Heavy Industries (-1,47%),v.v… ghi nhận thụt lùi sau nhiều ngày liên tiếp.
Ngoài ra, các cổ phiếu bảo hiểm như Samsung Life Insurance (-5,45%), Hanwha Life Insurance (-3,50%), Samsung Fire & Marine Insurance (-1,64%),v.v… cũng giảm.
Đêm qua, thị trường chứng khoán New York đã giảm do lo ngại về tâm lý người tiêu dùng đang xấu đi khi Walmart công bố triển vọng doanh thu trong tương lai đáng thất vọng. Trong khi đó, các thị trường chứng khoán lớn của châu Âu đều đồng loạt giảm do lo ngại về chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Trong khi đó, theo xu hướng xuất nhập khẩu từ ngày 1 đến ngày 20 tháng 2 do Tổng cục Hải quan Hàn Quốc ước tính sơ bộ vào hôm nay, xuất khẩu tăng 16,0% so với cùng kỳ năm ngoái lên 35,3 tỷ đô la.
Tính theo số ngày làm việc, lượng xuất khẩu trung bình hằng ngày ghi nhận mức giảm 2,7% xuống chỉ còn 2,28 tỷ đô la. Kim ngạch nhập khẩu tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước lên 34,5 tỷ đô la, mang lại thặng dư thương mại 800 triệu đô la. Theo mặt hàng xuất khẩu chính, chất bán dẫn (+22,1%), ô tô chở khách (+40,3%), phụ tùng ô tô (+9,1%),v.v… ghi nhận lượng xuất khẩu tăng đáng kể.
Trong khi đó, xuất khẩu dầu mỏ (-9,7%) sụt giảm đáng kể. Đối với tỷ trọng xuất khẩu chất bán dẫn, được xem là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất Hàn Quốc, ghi nhận mức tăng 0,9% lên 18,3%.
Thị trường chứng khoán tại các nước châu Á lớn như Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan và Hồng Kông đều đồng loạt khởi sắc.
Tính đến 3:30 chiều ngày hôm nay, Tỷ giá hối đoái của USD/KRW được ghi nhận ở mức 1.434,3 won, giảm 1,7 won so với ngày giao dịch trước đó.
Theo cung và cầu, các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức lần lượt mua ròng 2 tỷ và 117,9 tỷ won, còn nhà đầu tư người nước ngoài bán ròng 218,5 tỷ won. Trên thị trường tương lai, các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức lần lượt mua ròng 2.416 và 1.049 hợp đồng, còn nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 3.594 hợp đồng.
Lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 3 năm giảm 1,0 điểm cơ bản so với ngày giao dịch trước đó xuống 2,618%. Ngoài ra, lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm giảm 3,2 điểm cơ bản so với ngày giao dịch trước đó xuống 2,856%.
Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ kỳ hạn 3 năm đóng cửa ở mức 106,68, tăng 5 điểm so với ngày giao dịch trước đó. Trong đó, các ngân hàng mua ròng 2.146 hợp đồng, trong khi các công ty đầu tư tài chính và nhà đầu tư người nước ngoài bán ròng lần lượt 1.285 và 886 hợp đồng.
Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm đóng cửa ở mức 118,26, tăng 28 điểm so với ngày giao dịch trước đó. Trong đó, nhà đầu tư người nước ngoài và quỹ đầu tư mua ròng lần lượt 523 và 322 hợp đồng, trong khi các công ty bảo hiểm và ngân hàng bán ròng lần lượt 302 và 230 hợp đồng.
Trong số các cổ phiếu có vốn hóa thị trường KOSPI hàng đầu, cổ phiếu tăng giá chiếm ưu thế trên thị trường. Các mã cổ sau đây khởi sắc trong phiên giao dịch này: POSCO Holdings (+5,03%), Hanwha Aerospace (+2,33%), NAVER (+2,26%), Meritz Financial (+1,63%), Hyundai Motor (+1,48%), Doosan Enerbility (+1,05%), SK Innovation (+0,76%), Shinhan Financial (+0,74%), Samsung BioLogics (+0,70%), LG Energy Solution (+0,53%), Hanwha Ocean (+0,14%), Kia (+0,11%),v.v…
Mặt khác, các mã cổ rớt giá gồm: Samsung C&T (-2,86%), HD Hyundai Heavy Industries (-1,47%), Celltrion (-1,22%), SK Hynix (-1,18%), Hyundai Mobis (-0,39%), Samsung Electronics (-0,34%),v.v… Ngoài ra, KB Financial có mức đóng cửa không đổi so với phiên giao dịch trước đó.
Có nhiều thăng trầm khác nhau giữa các ngành. Các ngành công nghiệp sau đây tăng trưởng bao gồm: kim loại (+1,83%), bất động sản (+1,22%), thiết bị/phụ tùng vận tải (+0,65%), vận tải/kho bãi (+0,61%), dịch vụ IT (+0,49%), hóa chất (+0,35%), phân phối (+0,28%), dược phẩm (+0,15%),v.v…
Mặt khác, các ngành sau đây chứng kiến xu hướng rơi đà: bảo hiểm (-2,97%), chứng khoán (-1,23%), truyền thông (-1,21%), chế biến giấy/gỗ (-0,66%), giải trí/văn hóa (-0,55%), thiết bị y tế thông thường/y học chính xác (-0,52%), dịch vụ chung (-0,41%), tài chính (-0,36%), điện/khí đốt (-0,34%), điện/điện tử (-0,28%),v.v…
Chỉ số KOSDAQ
Chỉ số KOSDAQ đóng cửa ở mức 774,65, tăng 0,83%.
Vào ngày hôm nay, chỉ số KOSDAQ mở đầu phiên giao dịch với mức tăng nhẹ ở mốc 768,39. Chỉ số hình thành mức thấp nhất trong ngày tại mốc 767,18 ngay từ đầu phiên, nhưng đã sớm phục hồi trở lại và dần mở rộng đà tăng. Chỉ số tiếp tục xu hướng tăng đến tiệm cận mốc 773 trong phiên giao dịch, đạt mức cao nhất trong ngày là 774,78 vào phiên giao dịch buổi chiều. Cuối cùng, chỉ số đóng cửa ở mức 774,65.
Chỉ số KOSDAQ phục hồi sau một ngày giao dịch nhờ lực mua ròng của khối ngoại. Trong đó, nhà đầu tư người nước ngoài chuyển sang mua ròng sau bốn ngày giao dịch. Mặt khác, các nhà đầu tư cá nhân bán ròng trong bốn ngày giao dịch liên tiếp và các tổ chức bán ròng trong hai ngày giao dịch liên tiếp.
Giữa tin tức về hoạt động xuất khẩu tháng 2 sôi nổi trên thị trường, các cổ phiếu liên quan đến pin thứ cấp như EcoPro (+6,16%), EcoPro BM (+1,33%), Enchem (+2,05%),v.v… cho thấy xu hướng phục hồi vô cùng tích cực. Trong khi đó, các cổ phiếu xuất khẩu như:
-Mỹ phẩm: Manyo Factory (+8,14%), Silicon 2 (+7,30%), VT (+6,31%),v.v…
-Thiết bị làm đẹp: Humedix (+7,68%), Hugel (+7,30%), Classys (+5,76%),v.v… cũng cho thấy sức mạnh trong phiên giao dịch hôm nay.
Ngoài ra, các cổ phiếu liên quan đến dược phẩm/sinh học như Alteogen (+3,70%), LigaChem Biosciences (+3,99%), ST Pharm (+2,22%),v.v… cũng có dấu hiệu khởi sắc.
Mặt khác, các cổ phiếu giải trí Hàn Quốc như YG Entertainment (-3,82%), SM Entertainment (-1,87%) đã ghi nhận mức tăng mạnh vào ngày hôm trước trong bối cảnh kỳ vọng lệnh cấm văn hoá Hàn Quốc được dỡ bỏ, nhưng đã quay đầu giảm trong phiên giao dịch ngày hôm nay do hoạt động chốt lời và một số yếu tố khác.
Theo cung và cầu, nhà đầu tư người nước ngoài mua ròng 115,5 tỷ KRW, còn nhà đầu tư cá nhân và tổ chức bán ròng lần lượt là 88,5 tỷ KRW và 8,1 tỷ KRW.
Trong số các cổ phiếu có vốn hóa thị trường hàng đầu của KOSDAQ, cổ phiếu tăng giá chiếm ưu thế trên thị trường. Các cổ phiếu tăng trưởng: Hugel (+7,30%), Ecopro (+6,16%), Classys (+5,76%), Pharma Research (+4,35%), LigaChem Biosciences (+3,99%), Alteogen (+3,70%), Rainbow Robotics (+2,28%), Enchem (+2,05%), Ecopro BM (+1,33%), Shinsung Delta Tech (+1,21%), Leeno Industrial (+0,66%),v.v…
Mặt khác, các mã cổ trượt giá gồm: Kolon TissueGene (-8,90%), HLB (-3,20%), SM Entertainment (-1,87%), HPSP (-1,57%), Celltrion Pharm (-0,76%), Pearl Abyss (-0,60%), Samchundang Pharm (-0,55%), JYP Entertainment (-0,24%),v.v… đều giảm.
Xét theo ngành, các ngành ghi nhận tăng trưởng chiếm ưu thế trên thị trường. Các ngành công nghiệp sau đây tăng: tài chính (+3,89%), dịch vụ chung (+2,12%), hóa chất (+2,07%), phân phối (+1,50%), thiết bị y tế thông thường/y học chính xác (+1,40%), sản xuất (+0,75%), kim loại (+0,74%), máy móc/thiết bị (+0,73%), điện/điện tử (+0,70%), thiết bị/phụ tùng vận tải (+0,61%), dược phẩm (+0,31%),v.v…
Mặt khác, các ngành rơi đà trong phiên gồm: dịch vụ IT (-1,04%), xuất bản/tái bản truyền thông (-0,93%), giải trí/văn hóa (-0,51%), phi kim loại (-0,47%), truyền thông (-0,44%), sản xuất khác (-0,36%),v.v…
>>> Tham gia đầu tư chứng khoán Hàn Quốc ngay hôm nay, tiếp cận thị trường mới tìm kiếm cơ hội đạt lợi nhuận lớn cùng chuyên gia Bucket-VN :
- Đăng ký tư vấn miễn phí và bắt tín hiệu thị trường chứng khoán Hàn Quốc tại: https://bucketvn.com/dang-ky-tu-van/
- Hotline: 028 3636 6553
- Group Facebook thảo luận: https://www.facebook.com/groups/bucketvn