[TIN KẾT PHIÊN NGÀY 20 THÁNG 09] CHỈ SỐ KOSPI TĂNG TRONG 4 NGÀY GIAO DỊCH LIÊN TIẾP DO HOẠT ĐỘNG MUA RÒNG CỦA CÁC TỔ CHỨC KHI FED MỸ CẮT GIẢM LÃI SUẤT LỚN

Chỉ số KOSPI:

Chỉ số KOSPI đóng cửa ở mức 2.593,37, tăng 0,49% so với ngày giao dịch trước.

Chỉ số KOSPI trong ngày giao dịch này khởi phiên với mức tăng nhẹ 2.603,83. Vào đầu phiên, chỉ số mở rộng đà tăng và đạt mức cao nhất trong ngày là 2.619,55, nhưng sau đó chỉ số quay đầu và dao động quanh ngưỡng 2.605 trong suốt phiên giao dịch buổi sáng. Vào phiên giao dịch buổi chiều, chỉ số vẫn đang dao động quanh mức 2.605, nhưng phạm vi tiếp tục thu hẹp vào nửa cuối phiên. Cuối cùng, chỉ số này chạm mức thấp nhất trong ngày ở mức 2.591,40 vào gần cuối ngày và đóng cửa ở mức 2.593,37. Chỉ số KOSPI tăng trong 4 ngày giao dịch liên tiếp nhờ hoạt động mua ròng của các tổ chức trong bối cảnh Mỹ quyết định cắt giảm lãi suất mạnh. Trong đó, các tổ chức đã mua ròng suốt 5 ngày giao dịch liên tiếp. Tuy nhiên, mức tăng bị hạn chế do áp lực bán ròng của khối ngoại và nhà đầu tư cá nhân. Trong đó, khối ngoại bán ròng 3 ngày giao dịch liên tiếp, còn các nhà đầu tư cá nhân bán ròng 3 ngày giao dịch liên tiếp.  Một số cổ phiếu liên quan đến chất bán dẫn như SK Hynix (+2,81%) và Hanmi Semiconductor (+4,26%) giảm mạnh ngày hôm trước đã bật tăng trở lại và dẫn dắt chỉ số tăng điểm. Tuy nhiên, hầu hết các cổ phiếu bán dẫn điều cho thấy mức tăng giảm đáng kể trong ngày, đặc biệt, cổ phiếu Samsung Electronics (-0,16%) đóng cửa ngày với mức chững lại. 

Một số cổ phiếu ô tô như Hyundai Motors (+1,83%) và Kia (+2,03%), cổ phiếu đóng tàu như HD Korea Shipbuilding & Offshore Engineering (+3,82%), Hanwha Ocean (+3,64%), HD Hyundai Mipo ( +2,42%) đã cho thấy sức mạnh tăng trưởng. Korea Zinc (+3,96%) cũng tiếp tục xu hướng tăng trong 6 ngày giao dịch liên tiếp trong bối cảnh tranh chấp quyền quản lý và phá vỡ mức cao nhất mọi thời đại.Vào ngày 18 (giờ địa phương), khi Cục Dự trữ Liên bang (FED) bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ, bao gồm quyết định ‘cắt giảm lớn’ lãi suất lần đầu tiên sau 4 năm 6 tháng, kỳ vọng về một nền kinh tế hạ cánh mềm ngày càng gia tăng. Trên thị trường chứng khoán Mỹ, rất nhiều kỳ vọng đặt ra, hy vọng nền kinh tế Mỹ sẽ thành công trong quá trình hạ cánh mềm, giúp giảm lạm phát mà không xảy ra suy thoái sau khi FED cắt giảm lãi suất.  

Đặc biệt, chỉ số thất nghiệp hàng tuần cho thấy xu hướng tích cực, cũng như tâm lý đầu tư được cải thiện đáng kể. Theo đó, các cổ phiếu công nghệ lớn như Apple, NVIDIA, Microsoft, Amazon, Alphabet A, Meta, Tesla, Netflix đều tăng giá trên sàn New York chỉ sau một đêm. Cũng trong ngày này, lực mua tràn vào thị trường chứng khoán Hàn Quốc, tập trung vào các cổ phiếu công nghệ và các cổ phiếu tăng trưởng như bán dẫn, dược phẩm và công nghệ sinh học, v.v…Trong khi đó, trong khi FED Mỹ quyết định hạ lãi suất mức khủng lần đầu tiên sau 4 năm 6 tháng, thì Trung Quốc và Nhật Bản lại giữ nguyên lãi suất cơ bản trong cùng ngày. Trái ngược với kỳ vọng của thị trường, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản (LPR), là lãi suất cơ bản trên thực tế, ở mức 3,35% đối với trái phiếu kỳ hạn 1 năm và 3,85% đối với trái phiếu kỳ hạn 5 năm. Trong khi trước đó, đa số các quan điểm cho rằng Ngân hàng Nhân dân Hàn Quốc sẽ cắt giảm lãi suất cơ bản. Tương tự, Ngân hàng Nhật Bản cũng giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 0,25% theo như kỳ vọng của thị trường.

Thị trường chứng khoán Mỹ đêm qua ghi nhận mức tăng vọt nhờ động lực không ngừng tăng trưởng thông qua việc FED cắt giảm lãi suất với mức lớn, điều này đã làm tăng thêm kỳ vọng về một nền kinh tế hạ cánh mềm, đồng thời thị trường chứng khoán ở các nước lớn ở châu Âu cũng đồng loạt tăng điểm, tạo thêm đà tăng tích cực cho thị trường.

Thị trường chứng khoán các nước lớn ở châu Á, bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan và Hồng Kông cũng tăng điểm. 

Tính đến 15h30 cùng ngày, tỷ giá won/USD ghi nhận 1.329,1 won, giảm 0,1 won so với ngày giao dịch trước đó.  Theo cung và cầu trong giao dịch, các tổ chức mua ròng 272,8 tỷ won, trong khi các nhà đầu tư cá nhân và người nước ngoài bán ròng lần lượt là 241,6 tỷ won và 36,6 tỷ won. Ngược lại, trên thị trường hợp đồng tương lai, các nhà đầu tư người nước ngoài và cá nhân mua ròng lần lượt là 1.881 và 387 hợp đồng, còn các tổ chức lại bán ròng 2.095 hợp đồng. 

Lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 3 năm ở mức 2,838%, giảm 0,5 điểm cơ bản so với ngày giao dịch trước đó. Lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm ở mức 2,989%, tăng 1,0 điểm cơ bản so với ngày giao dịch trước đó.  Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ kỳ hạn 3 năm đóng cửa ở mức 106,32, tương tự như ngày giao dịch trước đó. Trong đó, các ngân hàng, các quỹ như quỹ hưu trí, khối ngoại mua ròng lần lượt 3.266 hợp đồng, 1.651 hợp đồng và 1.145 hợp đồng, còn nhà đầu tư tài chính bán ròng 7.254 hợp đồng. Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm đóng cửa ở mức 117,35, giảm 20 điểm so với ngày giao dịch trước đó. Trong đó, khối ngoại bán ròng 7.355 hợp đồng, còn nhà đầu tư tài chính mua ròng 8.417 hợp đồng.

Trong số các cổ phiếu KOSPI dẫn đầu về vốn hóa thị trường, các cổ phiếu tăng giá có phần chiếm ưu thế: SK Hynix (+2,81%), Kia (+2,03%), Hyundai Motors (+1,83%), KB Financial Group (+1,33%), Samsung SDI (+1,21%), Samsung BioLogics (+1,05%), LG Electronics (+0,55%), LG Energy Solution (+0,51%), Hyundai Mobis (+0,22%) và POSCO Future M (+0,21%), v.v… Mặt khác, Shinhan Holdings (-2,46%), LG Chem (-0,94%), Samsung Life Insurance (-0,50%), NAVER (-0,44%), Samsung C&T (-0,20%), Samsung Electronics (-0,16) %), POSCO Holdings (-0,13%) và một số cổ phiếu khác đều suy giảm. Trong đó, Celltrion và Meritz Financial Group đóng cửa ở mức tương đồng so với ngày giao dịch trước đó. 

Có những trái chiều khác nhau giữa các chỉ số ngành: Dược phẩm (+1,66%), thiết bị vận tải (+1,51%), thép và kim loại (+1,30%), công nghiệp điện khí (+1,03%), sản xuất (+0,78%), kho vận tải (+0,73%), điện và điện tử (+0,68%), tài chính (+0,18%) và phân phối (+0,13%) đều ghi nhận tăng trưởng. Mặt khác, ngành xây dựng (-1,33%), dịch vụ (-0,97%), chứng khoán (-0,73%), truyền thông (-0,71%), thực phẩm và đồ uống (-0,66%), y tế chính xác (- 0,44%), hóa học (-0,40%), bảo hiểm (-0,18%) và công nghiệp chế biến gỗ/giấy (-0,12%) lại giảm.

Chỉ số KOSDAQ:

Chỉ số KOSDAQ đóng cửa ở mức 748,33, tăng 1,19%.

 

Trong phiên giao dịch ngày hôm nay, chỉ số KOSDAQ khởi phiên với mức tăng nhẹ 746,13. Ở đầu phiên, chỉ số này đạt mức cao nhất trong ngày là 750,75, nhưng sau đó chỉ số quay đầu và chạm mức thấp nhất ở 745,32 vào buổi sáng. Sau đó, đà tăng mở rộng và xu hướng tiếp tục tăng mạnh quanh mức 749 trong suốt buổi chiều. Mặc dù có suy giảm trong nửa sau của phiên buổi chiều, nhưng chỉ số lại mở rộng dần vào cuối phiên và cuối cùng đóng cửa ở mức 748,33.

Trong bối cảnh Mỹ cắt giảm lãi suất mạnh, các nhà đầu tư người nước ngoài và các tổ chức cùng nhau mua ròng, giúp tăng chỉ số KOSDAQ tăng hơn 1% và duy trì đà tăng suốt 5 ngày giao dịch liên tiếp. Khối ngoại và tổ chức mua ròng trong 2 ngày giao dịch liên tiếp, còn các nhà đầu tư cá nhân bán ròng trong 2 ngày giao dịch liên tiếp. Các cổ phiếu liên quan Dược phẩm và sinh học như Voronoi (+9,60%), LigaChem Biosciences (+8,26%), ST Pharm (+6,85%), Pharma Research (+3,88%), Samchundang Pharm (+3,88%), Alteogen (+3,71%), HLB (+3,58%), v.v… cho thấy sức mạnh tăng trưởng tích cực. Ngoài ra, một số cổ phiếu pin thứ cấp như EcoPro (+2,34%) và EcoPro BM (+1,71%) và một số cổ phiếu liên quan đến bán dẫn như HPSP (+2,71%) và Jusung Engineering (+2.70%) cũng tăng giá. 

Theo cung và cầu trong giao dịch, các nhà đầu tư người nước ngoài và tổ chức mua ròng lần lượt là 112 tỷ KRW và 48,2 tỷ KRW, còn các nhà đầu tư cá nhân bán ròng 146,8 tỷ KRW.  Trong số các cổ phiếu có vốn hóa thị trường cao nhất trên KOSDAQ, các cổ phiếu tăng giá chiếm ưu thế đáng kể: Voronoi (+9,60%), LigaChem Biosciences (+8,26%), ST Pharm (+6,85%), Pharma Research (+3,88%), Samchundang Pharm (+3,88%), Alteogen (+3,71%), HLB (+3,58) %), HPSP (+2,71%), EcoPro (+2,34%), EcoPro BM (+1,71%), Hugel (+1,32%), Silicone 2 (+1,10%), Celltrion Pharm (+0,72%) ) v.v… Mặt khác, Soulbrain (-3,00%), Eotechnics (-1,78%), Pearl Abyss (-1,73%), Classys (-1,60%), Leeno Industrial (-1,27%), Enchem (-0,56%), Rainbow Robotics (-0,15%), v.v… lại tụt dốc. 

  

Xét theo ngành, hầu hết các ngành đều tăng: Dược phẩm (+2,69%), dịch vụ khác (+2,46%), tài chính (+2,07%), kim loại (+1,47%), vận tải (+1,30%), phân phối (+1,04%), sản xuất (+0,96%), xây dựng (+0,65%), sản xuất khác (+0,63%), máy móc/thiết bị (+0,62%), điện và điện tử nói chung (+0,55%), thiết bị y tế thông thường/ y tế chính xác (+0,43%), vải dệt/may mặc (+0,37) %) ), công nghiệp hóa chất (+0,37%) v.v… Mặt khác, chỉ có ngành giải trí/văn hóa (-0,67%) và phi kim loại (-0,07%) suy giảm trên thị trường.

>>> Tham gia đầu tư chứng khoán Hàn Quốc ngay hôm nay, tiếp cận thị trường mới tìm kiếm cơ hội đạt lợi nhuận lớn cùng chuyên gia Bucket-VN :

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *