Netflix đối mặt với khó khăn về loạt phim phần tiếp theo giữa tình trạng sụt giảm K-content “Trò chơi con mực 2” liệu có phá được chuỗi thất bại của các phần tiếp theo trên Netflix?
Netflix đang chịu áp lực lớn trong việc phá vỡ chuỗi phần tiếp theo kém thành công từ các series nổi tiếng. Dù được kỳ vọng cao ở các phần hai của những chương trình đình đám như Sweet Home Sinh Vật Gyeongseong và D.P. nhưng các phần tiếp theo này đã không thể lặp lại thành công của phần đầu.
Ngay cả Hellbound phần 2 dù ra mắt với nhiều hy vọng cũng chỉ nhận được phản hồi nhạt nhòa khiến nhiều người đặt câu hỏi liệu Netflix có đang quá tập trung vào việc sản xuất phần tiếp theo dựa trên sự nổi tiếng mà quên đi chất lượng hay không.
Hình thức sản xuất theo mùa vốn phổ biến tại Hollywood và các thị trường quốc tế nay đã lan sang các nền tảng streaming Hàn Quốc tạo nên một xu hướng mới cho K-drama. Xu hướng này dẫn đến kỳ vọng rằng bất kỳ chương trình nào thành công đều sẽ tự động có phần tiếp theo.
Tuy nhiên các phần phim gần đây trên Netflix đã nhận nhiều chỉ trích vì không đạt được chất lượng mong đợi khiến nhiều người nghi ngờ về phương pháp và tầm nhìn của chính nền tảng này.
Sản xuất theo mùa có những lợi thế rõ ràng như tận dụng tài sản trí tuệ (IP) và lượng khán giả trung thành sẵn có giúp các studio dễ dàng quyết định làm tiếp các phần sau. Trong bối cảnh ngành sản xuất tại Hàn Quốc đang gặp khó khăn câu chuyện theo mùa mang lại lợi nhuận ổn định hơn.
Tuy vậy các phần tiếp theo được tạo ra mà không có tầm nhìn dài hạn về việc xây dựng thế giới và duy trì tính nhất quán của nhân vật có thể gặp khó khăn trong việc giữ vững chất lượng. Đây là thực tế được thể hiện rõ ràng qua danh sách các bộ phim gần đây của Netflix.
Những phần tiếp theo như D.P. phần 2 Sweet Home phần 2 và 3 Sinh Vật Gyeongseong phần 2 Hellbound phần 2 và cả bộ phim điện ảnh Believer 2 đều không đạt được thành công như phần đầu.
Dù mỗi bộ phim đều gặp những thách thức riêng không phần nào vượt qua được cái bóng của bản gốc.
Các nhà phê bình lo ngại rằng việc các phần tiếp theo nhận phản hồi kém có thể ảnh hưởng đến hình ảnh của K-content nói chung.
Dù Netflix đã đầu tư gần một thập kỷ vào nội dung Hàn Quốc năm 2023 lại chứng kiến sự chững lại rõ rệt khi không có series đột phá mới nào mang lại hiệu ứng toàn cầu như Trò chơi con mực hay Vinh Quang trong Thù Hận.
Trong một cuộc phỏng vấn đạo diễn Yeon Sang-ho đã nhấn mạnh những hạn chế của mô hình sản xuất theo mùa tại Hàn Quốc.
“Để sản xuất một mô hình mùa phim đúng nghĩa chúng tôi cần nhiều thời gian hơn” ông chia sẻ. “Khi làm Hellbound phần 2 tôi tự hỏi liệu nhịp độ của chúng tôi có khớp với kỳ vọng của khán giả không. Hiện tại mô hình ở Hàn Quốc tập trung sáng tạo vào một hoặc hai nhà làm phim chính cho mỗi bộ phim. Để mô hình theo mùa thành công chúng ta cần một hệ thống có cấu trúc như ở nước ngoài. Nhưng ở Hàn Quốc hệ thống như vậy vẫn chưa tồn tại và thực sự có những nghi ngờ về tính khả thi trong việc tạo ra nó.”
Ông tiếp tục “Việc xây dựng một hệ thống hoàn toàn mới trong một ngành công nghiệp chưa từng có điều này là một thách thức khổng lồ. Hiện tại Hàn Quốc đang ở giai đoạn chuyển đổi.”
Nhìn tổng thể có thể thấy rằng nếu muốn tận dụng IP K-drama thành công lâu dài Hàn Quốc sẽ cần một hệ thống hỗ trợ hiệu quả cho các đội ngũ sáng tạo của mình.
Ngành công nghiệp giờ đây đang dồn sự chú ý vào màn ra mắt của “Trò chơi con mực” phần 2 với hy vọng bộ phim này sẽ phá vỡ xu hướng hiện tại và mang lại thành công mới cho nội dung Hàn Quốc trên toàn cầu.
Nguồn: KTimes
Thứ 5, 15/11/2024 (Theo giờ Hàn Quốc)
>>> Xem thêm: ‘Devils Stay’ Biến thể trừ tà nhạt nhòa