Vào thứ Tư Bộ Lao động và Việc làm đã bác bỏ cáo buộc quấy rối nơi làm việc đối với một thành viên của nhóm nhạc K-pop NewJeans nói rằng cô không thể được coi là người lao động theo luật lao động.
Các fan của NewJeans đã đệ đơn kiện lên bộ lao động vào giữa tháng 9 cáo buộc rằng Hanni Pham một thành viên người Việt gốc Úc của nhóm đã bị bắt nạt tại nơi làm việc trong công ty Hybe công ty mẹ của ADOR hãng quản lý của NewJeans.
Một trong những sự việc mà các fan đề cập là khi Hanni chào hỏi các thành viên nhóm ILLIT của Hybe thuộc sub-label Belift Lab người quản lý của họ đã bảo họ “phớt lờ cô ấy”. Hanni cũng bày tỏ sự bối rối và thất vọng về sự việc này trong một cuộc họp tại Quốc hội vào ngày 15 tháng 10 khi nói “Tôi đã chắc chắn rằng công ty ghét chúng tôi”.
Tuy nhiên Bộ lao động cho biết Văn phòng lao động Tây Seoul đã quyết định bác bỏ đơn kiện liên quan đến thành viên NewJeans Hanni vì cô không thể được xem là người lao động theo Luật lao động.
Văn phòng lao động cho biết rằng dựa trên nội dung và bản chất của hợp đồng quản lý mà Hanni ký kết rất khó để coi cô là người lao động theo Luật tiêu chuẩn lao động người cung cấp lao động nhận lương trong mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động.
Điều 76 khoản 2 của luật quy định rằng không ai là người sử dụng lao động hay người lao động được phép gây ra sự đau đớn về thể xác hay tinh thần đối với những lao động khác hoặc làm suy giảm môi trường làm việc vượt quá phạm vi công việc hợp lý bằng cách lợi dụng sự vượt trội về cấp bậc mối quan hệ v.v trong nơi làm việc hành vi như vậy được gọi là quấy rối nơi làm việc.
Chính phủ Hàn Quốc và các tòa án từ lâu đã phân loại các nghệ sĩ không phải là người lao động mà là “thực thể đặc biệt” hoạt động dưới các hợp đồng độc quyền với các công ty quản lý của họ.
Nguồn: Yonhap
Thứ 4, 20/11/2024 (Theo giờ Hàn Quốc)
>>> Xem thêm: Điều gì chờ đợi NewJeans sau tối hậu thư gửi đến Ador?