Bị Trung Quốc từ chối, Nhật Bản mang Sò Điệp sang Việt Nam chế biến

Trước tình hình Trung Quốc cấm nhập khẩu tất cả các loại hải sản của Nhật Bản do lo sợ ảnh hưởng từ việc xả hơn 1 triệu tấn nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ra biển Thái Bình Dương. Nhật Bản đã bắt đầu gõ cửa các nước Đông Nam Á trong đó có  Indonesia, Thái Lan, Việt Nam để nhằm thay thế cho Trung Quốc.

Sò điệp được ngư dân đưa về cảng Nemuro ở Hokkaido, Nhật Bản. Ảnh: Reuters.

Theo Bộ Nông, Lâm và Thủy sản Nhật Bản, trong tổng kim ngạch xuất khẩu sò điệp của Nhật Bản tính đến năm 2022 khoảng 91 tỷ yên, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm khoảng 46,7 tỷ yên, hơn một nửa. Tuy nhiên, thương mại sò điệp gần đây giữa Nhật Bản và Trung Quốc là ‘0 yên’.

Các ngư dân Nhật Bản đang phải đối mặt với tình trạng hàng tồn kho tràn ngập, với những con sò điệp chất thành đống cao tới 8 mét trong các cơ sở đông lạnh của Hokkaido. Để giải quyết tình trạng này, từ ngày 8 tháng 1, các công ty Nhật Bản, bao gồm bên bán lẻ hải sản trực tuyến Foodison, phối hợp cùng các đối tác như nhà bán sỉ Ebisu Shokai, các bên mua bán hải sản khác như Ocean Road và Nosui để thực hiện thí điểm với chuyến hàng khoảng 20 tấn sò điệp nguyên vỏ đến Việt Nam.

Dưới thỏa thuận này, sò điệp từ Ebisu Shokai sẽ được Ocean Road thu mua và xuất khẩu sang Việt Nam để chế biến. Sau đó, nó sẽ được xuất ngược trở lại về Nhật Bản và được các công ty Foodison, Ebisu, Nosui bán cho các nhà hàng, cửa hàng tiện lợi hay các bên bán lẻ khác.

Tờ Nippon Keizai Shimbun cho biết chi phí nhân công chế biến ở Việt Nam chỉ bằng khoảng 20 – 30% so với ở Nhật Bản. Như vậy giá thành của sò điệp dùng làm sushi hoặc ăn sống khi chế biến ở Việt Nam dự kiến ​​sẽ thấp hơn so với các sản phẩm chế biến tại Nhật Bản ngay cả sau khi cộng thêm chi phí vận chuyển.

Sò điệp tách vỏ, vốn cần ít công chế biến hơn, dự kiến ​​sẽ có giá tương đương với sò điệp chế biến tại Nhật Bản. Tuy nhiên, Nhật Bản hiện không có đủ nhân công và việc chế biến mất nhiều thời gian. theo ông Kenichiro Hoshino, một quản lý tại Foodison, cho biết. “Thay vì để sò điệp nguyên vỏ tồn kho, tốt hơn là nên chế biến chúng ở nước ngoài, sau đó bán cho khách hàng”.

Dựa trên kết quả thí điểm, các công ty Nhật Bản sẽ quyết định có triển khai thêm việc chế biến sò ở Việt Nam hay không và đồng thời cũng cân nhắc việc xuất khẩu sang thị trường Thái Lan, Hàn Quốc, Mỹ và các nước Châu Âu.

Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra hàng loạt các biện pháp hỗ trợ bao gồm cấp trợ cấp để bù đắp chi phí thiết bị chế biến và bảo quản. Đại sứ quán Mỹ tại Nhật cũng đang xúc tiến bán hải sản Nhật Bản ở các khu vực khác như Đông Nam Á, đồng thời Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản cũng mong muốn xuất khẩu thủy hải sản sang Mỹ thông qua cơ sở chế biến tại Mexico.

 

>>> Tham gia đầu tư chứng khoán Hàn Quốc ngay hôm nay, tiếp cận thị trường mới tìm kiếm cơ hội đạt lợi nhuận lớn cùng chuyên gia Bucket-VN :

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *