[TIN MỞ PHIÊN NGÀY 24 THÁNG 09] TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN MỸ NGÀY 24 THÁNG 9: QUAN CHỨC FED ĐÁNH GIÁ TÍCH CỰC VỀ VIỆC GIẢM LÃI SUẤT

Thị trường chứng khoán Mỹ

Thị trường chứng khoán Mỹ hiệu ứng từ việc giảm lãi suất tiếp tục mang lại kỳ vọng, giúp các chỉ số chính tăng nhẹ. Đáng chú ý, chỉ số Dow Jones và S&P 500 tiếp tục phá vỡ kỷ lục mọi thời đại. Sau kỳ nghỉ cuối tuần, không có biến động lớn nào xảy ra trên thị trường. Tuy nhiên, những phát biểu của các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sau cuộc họp FOMC đang thu hút nhiều sự chú ý. Trong tuần này, dự kiến có sẽ bài phát biểu của hơn 9 quan chức FED, bao gồm cả Chủ tịch Jerome Powell.

Những phát biểu trong ngày hôm nay nhìn chung được đánh giá ở mức tích cực, khả quan. Nhà kinh tế học Raphael Bostic cho biết lạm phát và thị trường lao động đã hạ nhiệt nhanh hơn dự kiến. Mặc dù thị trường lao động đang trở nên thận trọng hơn, nhưng số lượng sa thải vẫn chưa ở mức tăng.

Ông cũng cho biết mức giảm lãi suất sẽ được đánh giá dựa trên diễn biến của thị trường lao động; nếu thị trường diễn biến xấu đi, việc giảm lãi suất mạnh mẽ hơn sẽ được xem xét. Chủ tịch FED Minneapolis Neel Kashkari thì nhận định rằng lạm phát đang giảm ổn định và chưa có dấu hiệu tăng trở lại.

Ông cũng nhấn mạnh rằng chỉ số tiêu dùng vẫn ở mức khả quan và không có dấu hiệu suy thoái, do đó dự báo việc giảm lãi suất sẽ diễn ra từ từ. Ngoài ra, một quan chức khác của FED, Austin Goolsbee cũng đã gọi việc hạ nhiệt lạm phát mà không dẫn đến suy thoái là một “thành công chưa từng có”.

Nhưng ông cũng cảnh báo rằng mức lãi suất hiện tại có thể gây áp lực lên nền kinh tế Mỹ. Do đó, để kinh tế hạ cánh mềm, FED cần phải duy trì chính sách giảm lãi suất liên tục. Hiện tại, các phát biểu trên của các chuyên gia đã phần nào giúp giảm bớt tâm lý lo ngại về thị trường lao động.

Các chỉ số kinh tế trong ngày được công bố cũng cho thấy sự ổn định. Chẳng hạn như chỉ số S&P Global PMI cho thấy ngành sản xuất yếu kém hơn so với dự kiến, nhưng ngành dịch vụ lại vượt mức kỳ vọng. Bên cạnh đó, chỉ số hoạt động quốc gia của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Chicago (CFNAI) cũng vượt xa dự đoán.

Trong phiên giao dịch hôm qua, cổ phiếu của Tesla đã tăng 4% và Micron tăng gần 3%, giúp nâng điểm chỉ số sàn NASDAQ. Barclays Bank dự đoán rằng số lượng bàn giao xe của Tesla trong quý 3 sẽ vượt mức kỳ vọng, mặc dù tình hình kinh doanh tại châu Âu khá ảm đạm, nhưng lại được bù đắp bởi nhu cầu mạnh mẽ từ thị trường Trung Quốc.

Với dự đoán trên, Barclays Bank vẫn duy trì mục tiêu giá cho cổ phiếu Tesla ở mức 220 USD. Việc công bố dịch vụ taxi tự lái của Tesla sắp tới cũng là yếu tố tích cực giúp cổ phiếu tăng trưởng mạnh mẽ. JP Morgan cũng lạc quan biết nhu cầu về AI đang khá mạnh mẽ và kết quả kinh doanh của Micron dự kiến sẽ đạt như kỳ vọng. Với dự đoán trên, JP Morgan duy trì khuyến nghị “mua” với mục tiêu giá là 180 USD.

Ngoài ra, cổ phiếu Intel cũng ghi nhận mức tăng mạnh sau thông tin quỹ đầu tư tư nhân Apollo đã đưa ra đề xuất đầu tư vào công ty này. Bên cạnh đó, Morgan Stanley cũng khẳng định rằng Microsoft hiện là doanh nghiệp đang dẫn đầu trong lĩnh vực điện toán đám mây thông minh.

Tuy nhiên, trái lại với quan điểm trên, công ty đầu tư D.A Davidson tỏ ra thận trọng hơn, cho rằng năng lực cạnh tranh về AI của Microsoft vẫn còn hạn chế và đưa ra khuyến nghị “trung lập” cho cổ phiếu doanh nghiệp này.

Theo Barron’s, mặc dù gần đây NVIDIA giảm giá, nhưng triển vọng tăng trưởng dài hạn của công ty vẫn được đánh giá tích cực. Dù xuất hiện những lo ngại về việc chốt lời, sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh mới, hoặc sự suy yếu trong ngành bán dẫn có thể gây áp lực, nhưng kết quả kinh doanh của NVIDIA vẫn nhận được sự ủng hộ và tin tưởng của giới đầu tư.

Jamie Dimon – Chủ tịch và CEO của JPMorgan Chase, vẫn tiếp tục giữ quan điểm rằng khả năng kinh tế hạ cánh mềm là rất thấp, do thâm hụt ngân sách và các vấn đề địa chính trị có thể dẫn đến tình hình lạm phát quay trở lại. Tuy nhiên, các trader của JP Morgan lại đánh giá tích cực về tình hình thị trường hiện tại, cho rằng cổ phiếu sẽ tiếp tục tăng sau giai đoạn biến động ngắn hạn, nhờ chỉ số tiêu dùng vẫn biểu hiện tích cực. Công ty đầu tư chứng khoán Stiefel thì cho rằng áp lực về giá trị có thể khiến chỉ số S&P 500 điều chỉnh xuống còn 5000 điểm trong quý 4 năm nay.

Bên cạnh đó, Wells Fargo Bank và Ngân hàng Thuỵ Sĩ (UBS) cũng dự báo khả năng biến động ngắn hạn trong thời gian tới. Goldman Sachs Bank cho biết các quỹ phòng hộ đã mua vào cổ phiếu công nghệ với khối lượng lớn nhất trong 4 tháng qua, nhờ môi trường kinh doanh ngành công nghệ được cải thiện khi lãi suất giảm mạnh.

Trong khi đó, các cổ phiếu thuộc ngành tiêu dùng như khách sạn và nhà hàng lại đối diện với làn sóng bán tháo. Carson Group nhận định rằng nếu các chỉ số chứng khoán đạt đỉnh kỷ lục vào tháng 9, thì thị trường sẽ có xu hướng tăng mạnh mẽ trong quý 4. Nhìn chung, kỳ vọng vào hiệu ứng từ chính sách giảm lãi suất từ FED vẫn tiếp tục duy trì trên thị trường.

Các chỉ số chính

KOSPI tăng 0,33% và KOSDAQ đóng cửa với mức tăng 0,91%

Chỉ số đồng đô la: 100.92 (+0.19%)

Giá dầu thô quốc tế: 70.53 USD (-0.66%)

Chỉ số biến động (VIX): 15.89 (-1.61%)

Lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm: 3.749%

Chỉ số MSCI Hàn Quốc: +0.58%

Hợp đồng tương lai (giao dịch qua đêm): +0.30%

Triển vọng và chiến lược đầu tư

Thị trường chứng khoán Hàn Quốc vẫn tiếp tục nỗ lực phục hồi, chủ yếu nhờ hiệu ứng từ đợt giảm lãi suất mạnh của FED Mỹ. Cụ thể, sàn KOSDAQ đã ghi nhận chuỗi tăng 6 phiên liên tiếp, lần đầu tiên kể từ tháng 7 năm ngoái. Bên cạnh đó, chỉ số cổ phiếu vốn hóa trung bình của KOSPI cũng đã tăng 7 trên 8 phiên giao dịch gần đây. Sự phục hồi này được thúc đẩy bởi những cổ phiếu bị giảm mạnh trước đây và tác động từ các chính sách nâng cao giá trị cổ phiếu.

Ngoài ra, khả năng cao trong việc trì hoãn áp dụng thuế giao dịch tài chính cũng góp phần tạo thêm động lực tăng trưởng cho thị trường. Tuy nhiên, áp lực bán ra từ nhà đầu tư nước ngoài đối với cổ phiếu Samsung Electronics vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Kể từ ngày 23 tháng 8, ngoại trừ một phiên giao dịch, họ đã liên tục bán tháo cổ phiếu Samsung Electronics. Vấn đề này vẫn chưa được giải quyết khiến thị trường tăng trưởng một cách bất ổn định.

Mặt khác, các tổ chức trong Hàn Quốc đã liên tục mua vào trong suốt 5 ngày giao dịch liên tiếp, góp phần tạo ra lực phòng thủ vững chắc cho thị trường. Một điểm tích cực nữa là thị trường đã không phá vỡ mức đáy trong 2 ngày gần đây, cho thấy dấu hiệu tích cực và ổn định của thị trường.

Thêm vào đó, đà tăng của KOSDAQ cũng có sự thay đổi đáng kể khi dòng tiền mua vào bắt đầu lan tỏa sang các ngành như pin thứ cấp và bán dẫn, thay vì chỉ tập trung vào cổ phiếu Alteogen như tuần trước đây. Số lượng cổ phiếu tăng giá cũng đang duy trì đà mở rộng đều. Với xu hướng hiện tại, thị trường tiếp tục theo đuổi cơ hội đầu tư với các cổ phiếu liên quan đến chu kỳ kinh tế, đặc biệt là những cổ phiếu trải qua giai đoạn giảm sâu do bị ảnh hưởng bởi sự suy yếu của các cổ phiếu vốn hoá lớn.

>>> Tham gia đầu tư chứng khoán Hàn Quốc ngay hôm nay, tiếp cận thị trường mới tìm kiếm cơ hội đạt lợi nhuận lớn cùng chuyên gia Bucket-VN :