[TIN MỞ PHIÊN NGÀY 20 THÁNG 09] THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN MỸ NGÀY 20 THÁNG 9: NHIỀU ĐÁNH GIÁ TÍCH CỰC TRỞ LẠI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN MỸ

Thị trường chứng khoán MỸ:

Thị trường chứng khoán Mỹ đã ghi nhận sự tăng trưởng khi kỳ vọng về một nền kinh tế hạ cánh mềm ngày càng được củng cổ nhờ quyết định cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED). Đáng chú ý, chỉ số Dow Jones và S&P 500 đạt mức đỉnh cao nhất, chỉ số Russell 2000 cũng ghi nhận chuỗi tăng trưởng kéo dài trong suốt 7 ngày giao dịch liên tiếp. Các chuyên gia đánh giá FED đã thành công trong việc kiểm soát tình hình lạm phát mà không gây suy thoái kinh tế. Đồng thời, các chuyên gia phân tích cũng cho rằng nền kinh tế đang trong giai đoạn “Goldilocks”, khi kinh tế tăng trưởng và thị trường việc làm ổn định.

Cũng trong cùng ngày, các chỉ số sản xuất và việc làm được công bố cũng có biểu hiện tích cực. Cụ thể, số người xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu giảm xuống còn 219.000 người, thấp hơn mức dự báo là 230.000 người. Chỉ số sản xuất của Cục Dự trữ Liên bang (FED) Philadelphia là 1,7, vượt xa mức dự đoán là -0,8. Chỉ số việc làm cũng tăng từ mạnh từ -5,7 trong tháng trước lên 10,7. Sau khi FED hạ lãi suất, thống kê cho thấy thị trường chứng khoán Mỹ tăng trưởng tích cực, kích thích lực mua tràn vào mạnh mẽ.Theo báo cáo từ Evercore ISI, trong vòng 6 tháng sau các đợt giảm lãi suất, thị trường chứng khoán tăng trung bình khoảng 14%. Trong lịch sử chu kỳ giảm lãi suất, có 4 trên 6 đợt cắt giảm mà cổ phiếu vốn hóa lớn tăng vọt tương đối mạnh trên thị trường. Nhưng trường hợp vào năm 2001 và 2008, cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ lại ghi nhận sự tăng trưởng mạnh hơn. Về triển vọng giảm lãi suất trong tương lai, các chuyên gia của Goldman Sachs Bank và hầu hết các tổ chức dự báo khác đều cho rằng khả năng FED sẽ giảm thêm 0,25%. Ngược lại, Bank of America (BoA) lại đưa ra mức dự báo khác, cho rằng FED sẽ cắt giảm 0,75% trong năm nay và 1,25% trong năm tới. JP Morgan cũng có ý kiến khác, cho rằng tùy thuộc vào tình hình của chỉ số việc làm, lãi suất có thể giảm 0,5% vào tháng 11 năm nay. Newton Investment Management nhận định rằng FED đã và đang kiểm soát toàn bộ tình hình khá tốt, điều này sẽ thúc đẩy giới đầu tư chuyển sang các tài sản rủi ro. TradeStation cũng đánh giá cao sự quyết tâm đối phó với tình hình của thị trường việc làm từ FED.

Bên cạnh đó, giá năng lượng giảm và xuất khẩu giảm phát từ Trung Quốc cũng là điểm đáng chú ý trong ngày. Theo khảo sát của Bloomberg, 75% ý kiến cho rằng kinh tế không trong giai đoạn suy thoái. Nhà kinh tế học Jeremy Siegel cũng cho rằng đây là tín hiệu đáng mừng cho cả thị trường chứng khoán và nền kinh tế Mỹ. Ngoài ra, giá đồng có biểu hiện suy yếu trước đó, cũng đang cho thấy đà tăng trưởng và là yếu tố cộng thêm giúp xoa dịu tâm lý lo ngại về suy thoái kinh tế. Ngân hàng Thuỵ Sĩ (UBS) dự đoán chỉ số S&P 500 có khả năng sẽ đạt 5.900 điểm vào cuối năm và 6.200 điểm vào tháng 6 năm tới. Tương tự, BMO cũng đã nâng dự báo cho chỉ số S&P 500 năm nay từ 5.600 điểm lên 6.100 điểm.

Tuy nhiên, một số quan điểm thận trọng cũng được nêu ra. Chẳng hạn như, một số chuyên gia cho rằng khả năng cắt giảm thêm 0,5% là rất thấp và sẽ khó có thể quay trở lại thời kỳ lãi suất cực thấp như trước đây. Đồng thời, một số ý kiến khác cho rằng xu hướng việc làm phi nông nghiệp trong 3 tháng qua đã đạt mức thấp nhất kể từ năm 2020. Tập đoàn quản lý đầu tư toàn cầu của Mỹ, BlackRock cảnh báo rằng tác động của các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ có thể gây áp lực ngắn hạn lên thị trường. Giám đốc điều hành quỹ phòng hộ DoubleLine Capital – Jeffrey Gundlach cũng đưa ra cảnh báo rằng nền kinh tế vẫn còn yếu và tháng 9 có thể là khởi đầu của giai đoạn suy thoái thị trường.

Trong phiên giao dịch này, các cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh do khả năng tín dụng xấu giảm đáng kể nhờ đợt big-cut của FED. Chỉ số của các cổ phiếu bán dẫn cũng được mở rộng khi lo ngại về suy thoái kinh tế được xoa dịu, với NVIDIA, Lam Research, Broadcom đều tăng khoảng 4%. Tuy nhiên, các chuyên gia của Stifel dự báo rằng giá bán bộ nhớ của Micron sẽ khó tăng thêm trong thời gian tới. Do đó, mặc dù vẫn duy trì khuyến nghị mua vào cho cổ phiếu này, nhưng họ đã giảm mục tiêu giá từ 165 USD xuống còn 135 USD. Trong phiên giao dịch hôm qua, cổ phiếu này đã ghi nhận mức tăng 2%. Bên cạnh đó, các cổ phiếu lớn như Tesla và Apple cũng ghi nhận mức tăng lần lượt là 7% và 3,6%. Hơn nữa, một số nhà đầu tư còn khuyến cáo các nhà đầu tư cần thận trọng vào tình hình tuần tới, khi tuần này sẽ đến ngày đáo hạn đồng thời của các hợp đồng trị giá 5,1 nghìn tỷ USD. Đánh giá lịch sử đáo hạn, cho thấy tuần tiếp theo sau đáo hạn đồng thời các hợp đồng vào tháng 9, thị trường thường biểu hiện không mấy khả quan. Kể từ năm 1990 đến nay, chỉ có 4 lần thị trường tăng điểm vào tuần tiếp theo của kỳ đáo hạn tháng 9. Nhìn chung, nhờ vào kỳ vọng kinh tế hạ cánh mềm và sự gia tăng thanh khoản, đã tạo ra một ngày giao dịch vô cùng tích cực.

Các chỉ số chính:

Chỉ số KOSPI kết thúc phiên giao dịch với mức tăng +0.21%, trong khi chỉ số KOSDAQ tăng 0.86%

Chỉ số đồng đô la: 100,62 (+0,02%)

Giá dầu thô quốc tế: 72,05 USD (+1,61%)

Chỉ số biến động (VIX): 16,33 (-10,42%)

Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm: 3,715%

Chỉ số MSCI Hàn Quốc: +1,03%

Hợp đồng tương lai (giao dịch ban đêm): +1,32%

 

Triển vọng và phát triển đầu tư:

Thị trường chứng khoán Hàn Quốc vào ngày hôm qua chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi báo cáo của Morgan Stanley nhiều hơn là cuộc họp FOMC. Nội dung báo cáo của Morgan Stanley quá mạnh, đến mức đã khiến cổ phiếu bán dẫn lao dốc trên thị trường. Ngoài các yếu tố cơ bản, áp lực từ việc khối ngoại tiếp tục bán ròng cũng là một yếu tố đáng lo ngại, gây ra căng thẳng cho thị trường. Tính từ ngày 23 tháng 8, khối ngoại đã bán ròng 8,3 nghìn tỷ won. Tỷ lệ giảm điểm của cổ phiếu Samsung Electronics trong năm nay đã gần chạm mốc 20%. Trong khi đó, tỷ lệ tăng của SK Hynix cũng đã giảm mạnh từ 75% xuống chỉ còn 8%. Kể từ sau đợt bong bóng IT, đây được xem là mức giảm lớn nhất của Samsung Electronics ghi nhận trong năm là 29% và chỉ có hai đợt có mức giảm hơn 20% là vào năm 2018 và 2022. Mức giảm này được cho là đã phản ánh quá mức so với các yếu tố cơ bản trên thị trường. Tuy nhiên, nếu xu hướng bán ròng phải giảm đi, thị trường có thể đảo chiều mạnh mẽ. Ngoài ra, các chuyên gia suy đoán rằng vẫn có những yếu tố hỗ trợ thị trường từ việc cắt giảm lãi suất của Mỹ. Hơn nữa, sự suy yếu của đồng đô la cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các thị trường mới nổi vươn lên mạnh mẽ.

Trong bối cảnh này, chỉ số KOSDAQ đã ghi nhận mức tăng trong 5/6 ngày giao dịch gần đây. Số lượng cổ phiếu tăng giá cũng luôn duy trì ở mức khá cao và một số cổ phiếu có nỗ lực phục hồi từ vùng quá bán. Vì vậy, các cổ phiếu được hưởng lợi từ đợt cắt giảm lãi suất Mỹ rất đáng được chú ý. Ngoài ra, các cổ phiếu xoay quanh Samsung Electronics đã giảm mạnh trước đó cũng cần được quan tâm và theo dõi chặt chẽ.

>>> Tham gia đầu tư chứng khoán Hàn Quốc ngay hôm nay, tiếp cận thị trường mới tìm kiếm cơ hội đạt lợi nhuận lớn cùng chuyên gia Bucket-VN :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *