[Tin mở phiên 06/09/2024] THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN MỸ NASDAQ SÀN MỸ TĂNG NHẸ KHI CỔ PHIẾU MEGA7 KHỞI SẮC

Thị trường chứng khoán Mỹ

Thị trường chứng khoán Mỹ kết thúc phiên giao dịch với sự phân hóa rõ rệt giữa các chỉ số, do ảnh hưởng từ các số liệu trái chiều như chỉ sốc việc làm và ngành dịch vụ. Chỉ số NASDAQ là chỉ số duy nhất trên sàn chứng khoán Mỹ tăng điểm nhờ sự khởi sắc của các cổ phiếu lớn như Tesla và Amazon. Theo báo cáo số liệu việc làm của ADP trong tháng 8 chỉ đạt 99,000, thấp hơn đáng kể so với mức dự đoán 140,000.

Đây cũng là con số thấp nhất kể từ tháng 1 năm 2021. Đồng thời, số liệu tháng 7 cũng đã được điều chỉnh giảm từ 122,000 xuống còn 111,000. Trong khi đó, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới là 227,000 đơn, cao hơn mức dự đoán là 225,000, nhưng đã giảm 5,000 đơn so với tuần trước. Chỉ số PMI của ngành dịch vụ đạt 51.5, cao hơn một chút so với mức kỳ vọng là 51.3, giúp ổn định phần nào tâm lý thị trường, đặt biệt khi chỉ số ngành sản xuất không đạt được kết quả như mong đợi.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư dường như vẫn còn tâm lý cảnh giác trước các chỉ số này. Mặc dù chỉ số PMI ngành dịch vụ đạt tốt hơn dự kiến, nhưng mức tăng lại khá yếu. Thêm vào đó, các số liệu như tuyển dụng và việc làm tư nhân đều thể hiện kém, khiến thị trường lo ngại về khả năng suy yếu của các chỉ số phi nông nghiệp sắp tới. Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen lạc quan cho rằng dù các chỉ số có biểu hiện chững lại, nhưng thị trường việc làm và tình hình kinh tế vẫn ổn định.

Theo Wolfe Research, tâm lý lo ngại của nhà đầu tư đang ở mức đáng báo động và dự báo thị trường có thể chứng kiến những biến động mạnh hơn trong thời gian tới. Goldman Sachs Bank cũng cho biết các số liệu về việc làm được công bố vào thứ Sáu (hôm nay) có thể gây sốc cho thị trường.

Gần đây, nhiều yếu tố tiêu cực đã đồng loạt xuất hiện và làm suy yếu thị trường. Từ giữa tháng 9, một số cổ phiếu của doanh nghiệp có thể sẽ bị gián đoạn việc mua cổ phiếu trước thềm báo cáo kết quả kinh doanh. Một số quỹ lương hưu đang giảm cổ phần trước kỳ bầu cử diễn ra vào tháng 11. Tranh cãi về suy thoái kinh tế vẫn chưa kết thúc và liên tiếp gây áp lực cho thị trường.

Một số nhà phân tích cho rằng sự suy giảm gần đây có thể đã chạm đáy. Tuy nhiên, giá đồng và quặng sắt giảm cùng với một số nội dung bất ổn trong Báo cáo Beige Book cho thấy các yếu tố rủi ro vẫn còn. Do đó, các chỉ số việc làm sắp tới càng trở nên quan trọng hơn. Ngân hàng MayBank nhận định rằng mặc dù dự báo về “hạ cánh mềm” là hợp lý, nhưng vẫn cần thận trọng với sự biến động trong 2-3 tháng tới. Nếu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ(FED) cắt giảm lãi suất 0.5%, đây có thể là một tín hiệu xấu cho thị trường.

Chỉ số NASDAQ ghi nhận mức tăng nhờ sự phục hồi của các cổ phiếu Big Tech (ngoại trừ Microsoft). Tesla tăng giá sau khi công bố kế hoạch dự định ra mắt phần mềm tự lái hoàn toàn tại châu Âu và Trung Quốc. NVIDIA cũng tăng trở lại nhờ những dự báo tích cực từ các công ty chứng khoán lớn. CEO Hoàng Nhân Huân của NVIDIA cho biết, ông chưa nhận được trát đòi hầu tòa từ Bộ Tư pháp, thông tin này cũng phần nào giúp trấn an tâm lý thị trường. Các nhà phân tích nhận định rằng thị trường trải qua những đợt điều chỉnh lớn là điều bình thường và vẫn duy trì triển vọng lạc quan.

Trong 10 đợt giảm lớn nhất về vốn hóa thị trường trong ngày, 8 đợt sụt giảm do NVIDIA, trong đó 7 đợt tập trung vào giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9 năm nay. Vì đây không phải là yếu tố cơ bản của nền kinh tế, các nhà phân tích tin rằng khả năng cao NVIDIA sẽ tăng trưởng trở lại. Ngân hàng Bank of America (BoA) khẳng định rằng các yếu tố đầu tư và lợi nhuận của NVIDIA không phải là vấn đề đáng lo ngại đến năm 2026 và nhu cầu về chip AI có thể vẫn duy trì trong 1-2 năm tới. Do đó BoA vẫn duy trì và giữ nguyên mức giá mục tiêu cổ phiếu này là 165 USD. Cổ phiếu NVIDIA đã tăng khoảng 3% đầu phiên, nhưng cuối cùng lại đóng cửa ở mức tăng nhẹ do bị kìm hãm bởi áp lực chỉ số chung của thị trường.

Bên cạnh đó, Apple cũng ghi nhận mức tăng giá sau thông tin về sự tăng trưởng doanh thu của các nhà cung cấp liên quan đến iPhone. Cụ thể, doanh thu tháng 8 của Hon Hai Precision Industry tăng 33% và của Foxconn tăng 32.81%. Sau giờ đóng cửa phiên giao dịch, Broadcom công bố kết quả kinh doanh vượt kỳ vọng, nhưng do dự báo có phần bảo thủ nên cổ phiếu lại giảm giá sau giờ giao dịch.

Goldman Sachs Bank nhận định, kế hoạch tăng thuế doanh nghiệp của Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris từ 21% lên 28% có thể ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận của các doanh nghiệp, với mức giảm ước tính khoảng 5%. Ngược lại, nếu ông Donald Trump giảm thuế từ 21% xuống 15%, lợi nhuận doanh nghiệp sẽ tăng 4%. Một số thông tin cho rằng các quỹ đầu tư đang đặt cược vào sự tăng giá của đồng tiền châu Á. Chẳng hạn, đồng Won Hàn Quốc đạt mức cao nhất kể từ ngày 26 tháng 1 năm 2023. Nhìn chung, số lượng cổ phiếu giảm giá chiếm nhiều hơn trong ngày giao dịch này và sự chú ý của các nhà đầu tư đang đổ dồn vào các số liệu việc làm phi nông nghiệp trong bối cảnh tâm lý cảnh giác tột độ.

Các chỉ số chính

KOSPI giảm 0.21% và KOSDAQ đóng cửa ở mức giảm 0.88%

Chỉ số đồng đô la: 101.06 (-0.29%)

Giá dầu quốc tế: 69.18 USD (-0.03%)

Chỉ số biến động (VIX): 19.9 (-6.66)

Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm: 3.727%

Chỉ số MSCI Hàn Quốc: -0.66%

Chỉ số hợp đồng tương lai (giao dịch ban đêm): +0.45%

Dự báo và chiến lược đầu tư

Gần đây, thị trường chứng khoán Hàn Quốc cho thấy nhiều biến động mạnh trong ngày do đan xen giữa các chỉ số kinh tế toàn cầu và các yếu tốc cung cầu giao dịch trong Hàn Quốc đã tạo nên xu hướng đầy bất ổn. Bên cạnh đó, những tranh cãi về suy thoái kinh tế Mỹ cũng là yếu tố gây áp lực trực tiếp lên thị trường. Bên cạnh đó, sự suy thoái của các quốc gia có tỷ trọng xuất khẩu lớn cũng là yếu tố làm thay đổi dự báo lợi nhuận của các doanh nghiệp. Thêm vào đó, vấn đề lãi suất của Nhật Bản cũng là một gánh nặng đối với cung cầu giao dịch cho thị trường chứng khoán Hàn Quốc.

Trong Hàn Quốc, các yếu tố về thuế giao dịch tài chính đã làm thu hẹp tâm lý đầu tư và hạn chế dòng tiền chảy vào thị trường. Tuy nhiên, phần lớn các yếu tố này đã được thị trường phản ánh từ trước đó. Đợt giảm mạnh vào đầu tháng 8 vừa qua đã phản ánh lo ngại về các yếu tố như vị thế đồng yên carry-trade và suy thoái kinh tế. Các chỉ số kinh tế được công bố sau đó đã cho thấy rằng tâm lý lo ngại của các nhà đầu tư là hơi quá mức.

Một số cổ phiếu giảm giá đã lao dốc quá sâu. Mức giảm của cổ phiếu SK Hynix trong quý này là đợt giảm lớn thứ hai kể từ năm 2005, chỉ sau đợt khủng hoảng tài chính. Mặc dù chịu áp lực từ sự biến động lớn, nhưng đây có thể là thời điểm các nhà đầu tư nên chú ý đến những cổ phiếu đã giảm mạnh, đặc biệt là những cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt trên sàn KOSDAQ. Ngoài ra, các cổ phiếu đã được các cơ quan, tổ chức bán tháo hoặc cắt lỗ cũng là điểm đáng chú ý, nhất là sau khi các tổ chức hoàn tất các giao dịch. Cuối cùng, các cổ phiếu đã thu hút dòng tiền trong giai đoạn giảm giá cũng cần được quan tâm và theo dõi trong thời gian tới.

>>> Tham gia đầu tư chứng khoán Hàn Quốc ngay hôm nay, tiếp cận thị trường mới tìm kiếm cơ hội đạt lợi nhuận lớn cùng chuyên gia Bucket-VN :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *